Socola từ lâu đã trở thành món quà, món tráng miệng trong các dịp lễ lớn của châu Âu như lễ Giáng sinh, lễ Phục sinh và nó là món không thể hết nghiền của nhiều người. Vậy thì, biết thêm vài bí mật được tiết lộ trong bài viết này, bạn sẽ hiểu vì sao socola lại thần kì đến như vậy.
1. Socola có thể giúp bạn dành được giải Nobel
Hai nhà nghiên cứu người Mỹ đã làm làm một nghiên cứu vui khi so sánh lượng socola tiêu thụ trung bình của người dân bình thường và những chủ nhân của giải Nobel trong một nước cho trước. Kết quả thật bất ngờ: “Kết quả so sánh đã chỉ ra một vài điểm tương đồng. Thụy Sĩ, ông vua socola của thế giới, 33 giải Nobel với 10 triệu dân. Người Thụy Sĩ ăn hàng kí socola mỗi năm.” Người nhận giải Nobel vật lý năm 2001 là Eric Cornell còn xác định thêm: “Ăn socola sữa thì chỉ dốt đi thôi, chỉ có socola đen mới làm được điều đó.”
2. Mùi vị socola lưu giữ trong kí ức
Dominique Persoone, một người làm socola ở Bỉ, vào năm 2015 đã tung ra thị trường một loại socola để hít. Anh ta đã tạo ra một chiếc máy thở trong đó có nhiều vách ngăn để mũi có thể hít vào dần một loại bộ cacao được trộn với bạc hà và gừng. Theo nhà sáng chế này, “vị socola được lưu lại trong não chúng ta tầm khoảng 15 phút.” Bột màu nâu vẫn được thích hơn là bột màu trắng.
3. 5.476 euros (khoảng 142 triệu đồng Việt Nam) cho một kí socola loại đắt nhất thế giới
Hoàn toàn có cơ sở cho mức giá này! Chất lượng thì đi kèm với giá cả. Thanh socola To’ak được sản xuất bởi loại cacao chất lượng nhất của Ecuador. Nó được bán với giá 230 euros cho 42 gram. Vì sao lại có mức giá khủng như thế này?
4. 1 giống cacao trên 80% số lượng cây cacao được trồng trên toàn thế giới
Nếu cà phê có Robusta thì cacao sẽ có Forastero: giống này được trồng nhiều nhất vì khả năng cho thu hoạch sớm và chống chịu được sâu bệnh. Hai giống khác là Criollo chỉ chiếm khoảng 5% thị phần (cho ra một loại socola vị thanh khiết và hơi đắng, rất được lòng các nhà sản xuất sản phẩm cao cấp). Đối với Trinitario thì chiếm 15% thị phần, là giống có đặc điểm lai giữa hai loại trên.
5. Socola là giải pháp tuyệt vời chống lại các vấn đề về xương và răng
Đừng nghĩ rằng socola là ác mộng với các nha sĩ, theo nhà sản xuất Theodent, các nghiên cứu về ứng dụng đã chỉ ra điều ngược lại, socola có đặc tính như một loại kem đánh răng thậm chí còn hữu hiệu hơn cả fluo trong việc chống lại sâu răng. Hợp chất theobromine, một chiết xuất tự nhiên của cacao giúp tái tạo men răng có thể nói là hiệu quả nhất. Nhưng thật không may là ở Pháp vẫn chưa có bán theobromine.
6. Lễ Giáng sinh và lễ Phục sinh và 15% số socola được bán ra mỗi năm
4% lượng socola được mua là những chú thỏ, chuông và các hũ bánh mứt socola trong dịp lễ Phục Sinh. Vào năm 2015, có khoảng 15180 tấn socola được bán ra nhân dịp lễ này. Trong dịp lễ Noel thì con số còn tăng gấp đôi và chiếm khoảng 9% lượng socola được bán ra mỗi năm. Chung quy thì mỗi người Pháp nhấm nháp khoảng 6.7 kilo socola mỗi năm, vẫn còn thua xa người Đức: tận 12,2 kilo.
7. Chỉ cần 60g cacao là đã có thể giết chết một chú chó (nặng khoảng 10kg)
Vỏ của quả cacao chứ hàm lượng lớn chất theobromine, một lượng chất này nếu bị tích tụ trong trung khu thần kinh và trong tim thì có thể gây sốc cho các thú cưng bốn chân của chúng ta. Một liều lượng tầm 100 đến 250 mg/kilo kg là mức thấp nhất, chó có thể chết sau khi ăn phải cacao trong khoảng dưới 24h. Tuy nhiên, phải cảnh báo với mọi người rằng, chó rất thích socola còn các anh chủ, chị chủ của thú cưng thì đôi khi lại hoàn toàn không biết tới mối nguy hiểm này. Riêng ở Pháp, mỗi năm các bác sĩ thú y đã tiếp nhận hàng chục ca ngộ độc như thế này.
8. Phát xít Đức đã từng thử bỏ bả vào các phong socola trong Thế chiến thứ II
Người Đức đã nghĩ ra loại socolat dạng thỏi phủ bột gây nổ để ám sát Winston Churchill, người lúc bấy giờ là Thủ Tướng Anh. Khi cắn vào một ô socola thì cơ chế lưỡi gà bằng kim loại gắn kèm bên trong sẽ làm cho thỏi socola thành một quả lựu đạn phát nổ.
9. Đến tận năm 1928, socola vẫn có màu đỏ
Trong cuốn Danh pháp về màu sắc của Abraham Werner được công bố vào năm 1921, màu socola được miêu tả như một sắc thái của màu đỏ. Vào thời đó, bột cacao trên thực tế có màu như màu gỉ sắt, y hệt như màu bộ cacao thô tự nhiên. Cho đến năm 1928, một người Hà Lan là Van Houten, một người làm socolat ở Amsterdam mới làm ra loại bột màu nâu như hiện nay bằng cách cho thêm vào đó một lượng bơ cacao.
10. Trong phim Hitchcock “Psycho”, máu được làm từ socola
Các cảnh chết chóc trong phim này, kể cả cảnh tắm rất nghệ thuật, nhà sản xuất đã dùng sirop socola để làm máu giả. Đạo diễn cho rằng chất liệu này nhìn sẽ thật hơn là sốt cà chua (ketchup). À, xin nhắc thêm với các bạn, đây là phim đen trắng.
Tác giả: Céline Deluzarche